5 Hành vi Trẻ có EQ Thấp Nhưng Ba Mẹ Nghĩ là Bình thường

Ngày đăng: 01/10/2024

Ngày nay, các bậc phụ huynh đôi khi cảm thấy bất ngờ vì cách hành xử hoặc câu trả lời từ phía con mình không thật sự đúng mực, thiếu lễ phép. Đây có thể là do cha mẹ đã xem nhẹ việc con mình có thể có EQ thấp. Nếu điều này không được phát hiện sớm dễ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng liên quan đến tâm lý và nhân cách con sau này. 

EQ hay còn gọi là trí tuệ cảm xúc, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu, quản lý cảm xúc và phát triển mối quan hệ với người khác. Tuy nhiên, có những hành vi thường bị cha mẹ xem nhẹ, trong khi đó lại là dấu hiệu cho thấy trẻ có EQ thấp. 

Sau đây, Thế Giới Sữa sẽ chỉ ra 5 hành vi mà cha mẹ thường nghĩ là bình thường nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo quan trọng giúp cha mẹ can thiệp sớm để khắc phục tình trạng EQ thấp cho trẻ.

Các hành vi ở trẻ có EQ thấp: 

1. Trẻ có EQ thấp không biết cách chia sẻ đồ chơi

Cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ em ích kỷ hoặc chỉ đang muốn bảo vệ tài sản khi không chịu chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu của EQ thấp. Trẻ có trí tuệ cảm xúc tốt thường hiểu được cảm giác của người khác và có xu hướng chia sẻ. 

Nếu trẻ không thể chia sẻ hoặc không cảm thấy thoải mái khi làm điều này, có thể trẻ chưa phát triển khả năng đồng cảm với người khác.

2. Thường xuyên chọn hành vi nổi giận khi không đạt được mong muốn

Hành vi này được cha mẹ lý giải là trẻ đang trải qua những cơn "giận dữ tuổi lên ba," tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên nổi giận khi không được như ý, đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ chưa học được cách quản lý cảm xúc. 

Trí tuệ cảm xúc không chỉ là hiểu cảm xúc của người khác mà còn là khả năng kiểm soát chính cảm xúc của mình. Trẻ có EQ thấp có thể gặp khó khăn trong việc kiềm chế cơn giận và xử lý tình huống một cách hợp lý.

3. Trẻ ngại, tránh hoặc không thích tiếp xúc xã hội

Một số cha mẹ cho rằng việc trẻ thích ở một mình, tránh xa các hoạt động xã hội là điều bình thường, đặc biệt nếu trẻ hướng nội. Tuy nhiên, hướng nội là khi trẻ cảm thấy thoải mái, nhiều năng lượng, dễ chịu hơn ở không gian riêng chứ không phải là tránh hoàn toàn hoặc rất ghét nếu phải giao tiếp xã hội  trẻ thường xuyên tránh né giao tiếp và không muốn tham gia các hoạt động chung. 

Có thể đây là dấu hiệu trẻ gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội – một phần quan trọng của EQ. Trẻ cần học cách tương tác và hiểu cảm xúc của người khác để phát triển kỹ năng xã hội. Một phần của vấn đề này có thể do trẻ có chiều cao không tốt so với các bạn đồng trang lứa, từ đó phát sinh cảm giác tự ti. Phụ huynh cần quan tâm đến “3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao của bé” để can thiệp sớm, giúp hỗ trợ con phát triển toàn diện và cải thiện chiều cao trong các giai đoạn trọng điểm này. 

4. Không biết nhận lỗi hoặc đổ lỗi cho người khác

Trẻ có thói quen không nhận lỗi hoặc luôn đổ lỗi cho người khác khi gặp sự cố cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp. 

Cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ chỉ đang cố gắng tránh bị phạt. Tuy nhiên, trẻ có EQ cao thường sẽ biết nhận trách nhiệm về hành động của mình và học hỏi từ những sai lầm. Khả năng tự kiểm điểm và cải thiện hành vi là một phần quan trọng trong việc phát triển EQ.

5. Thiếu sự kiên nhẫn và dễ bỏ cuộc

Cha mẹ thường lý giải rằng trẻ nhỏ dễ bỏ cuộc vì chúng chưa phát triển đủ khả năng kiên nhẫn. Tuy nhiên, nếu trẻ thiếu kiên nhẫn, không biết đợi chờ và dễ từ bỏ khi gặp khó khăn, có thể trẻ chưa phát triển khả năng tự điều chỉnh cảm xúc và đặt mục tiêu. 

Trẻ có EQ cao thường sẽ biết cách kiên trì và kiểm soát cảm xúc của mình để đạt được mục tiêu, ngay cả khi gặp thử thách.

>>> Xem thêm: 3 Giai Đoạn Vàng Phát Triển Chiều Cao Cho Bé Mẹ Cần Nhớ

Ba mẹ cần làm gì để tránh tình trạng trẻ EQ thấp?

1. Dạy trẻ cách nhận biết cảm xúc: 

Giúp trẻ hiểu và gọi tên các cảm xúc của mình. Cha mẹ có thể sử dụng sách truyện, trò chơi, và những câu chuyện hằng ngày để thảo luận về cảm xúc của nhân vật và khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách lành mạnh.

2. Làm gương: 

Trẻ thường học hỏi từ hành vi của cha mẹ. Hãy làm gương cho trẻ bằng cách kiểm soát cảm xúc của mình một cách hợp lý, và cho trẻ thấy rằng việc hiểu và đồng cảm với người khác là quan trọng.

3. Khuyến khích trẻ tương tác xã hội: 

Đưa trẻ tham gia các hoạt động nhóm và khuyến khích trẻ xây dựng mối quan hệ với bạn bè. Điều này giúp trẻ học cách giao tiếp, chia sẻ và hợp tác.

4. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết xung đột: Hướng dẫn trẻ cách xử lý mâu thuẫn và khuyến khích trẻ thảo luận, lắng nghe ý kiến người khác thay vì nổi giận hoặc lẩn tránh vấn đề.

5. Chuẩn bị cho trẻ một thể trạng tốt và một tinh thần thoải mái: 

Ba mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng sản phẩm CéMega Syrup hỗ trợ chức năng não và tim mạch. Thành phần chứa Omega 3, Axit Eicosapentaenoic (EPA từ dầu cá): hỗ trợ chức năng não, sức khỏe của mắt và có tác dụng chống viêm. 

Đồng thời các Vitamin A, B12, C,D3,E: thúc đẩy xương, tóc, da và móng phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch, tăng đề kháng. Giúp con có một thể trạng khỏe, đó làm tiền đề quan trọng cho một tinh thần tốt. 

Việc nhận ra sớm các dấu hiệu của EQ thấp ở trẻ là rất quan trọng để cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển toàn diện. Những hành vi mà cha mẹ có thể nghĩ là bình thường, thực ra có thể là tín hiệu cảnh báo về sự thiếu hụt trong trí tuệ cảm xúc của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của bé trong các dịp giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột như hè, đông,... Các kinh nghiệm cảnh giác này ba mẹ có thể tham khảo tại đây: Cảnh giác với bệnh trẻ thường mắc trong mùa hè. 

Tóm lại, ba mẹ cần chú ý và tìm cách hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng cảm xúc từ sớm, giúp trẻ trở thành người tự tin, đồng cảm và biết cách quản lý cảm xúc của mình. Con phải khỏe từ trong ra ngoài, không bị EQ thấp, không thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng thì mới có thể trở thành một em bé vui vẻ, hạnh phúc và có nhiều trải nghiệm tuổi thơ.

Ba mẹ nhớ tham khảo thêm các sản phẩm của Thế Giới Sữa để bổ sung dinh dưỡng cần thiết, dành nhiều thời gian để làm gương và hướng dẫn trẻ bày tỏ tình cảm một cách trực tiếp mỗi ngày. 
>>> Xem thêm: Những Căn bệnh Trẻ thường Mắc phải trong Mùa hè

Viết bình luận của bạn: